"Tôi có thể khẳng định rằng các thế hệ đàm phán của Việt Nam đều khôngbao giờ cắt đất cho Trung Quốc cả bảo vệ. Nhưng cũng còn những chuyện khác dohoàn cảnh lịch sử..."
LTS: Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Satừ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người làtại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.
Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?
Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thànhDương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.
- Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánhHoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lạikhông lên tiếng phản đối?
Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là ViệtNam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc to chuc su kien. Thậm chí không ít người còn chỉ tríchBan Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnhthổ quốc gia?
Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên,tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao,ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và chogọi tôi lên gặp ông.
Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:
"Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đấtnước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?
Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở ĐôngÂu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơnnhững người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trongcuộc kháng chiến chống Mỹ...
Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm củaViệt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởngtới sự nghiệp lớn hơn."
Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.
Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa (Duncan) - nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Đến tháng 4.1975, khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước, chúng ta đã đồng thời giải phóng luôn những hòn đảo ở Trường Sa,tôi mới ngã ngửa người ra rằng Ban lãnh đạo Đảng ta quả thật là tàitình, và quá hiểu Trung Quốc.
Vì sao? Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhấtđất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo TrungQuốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biểnđảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.
Tôi có đọc được một tài liệu của Trung Quốc nói rằng họ tiếc tại sao trong đầu năm 1979, khi tấn công Việt Nam, lại không chiếm luônnhững hòn đảo mà Việt Nam chiếm giữ thuộc Trường Sa đi.
- Tức là theo ông, nếu chúng ta lên tiếng khi họ đánh quân ViệtNam Cộng hòa năm 1974, họ sẽ cảnh giác hơn và có khi chiếm luôn TrườngSa từ Việt Nam Cộng hòa?
Tôi nghĩ vậy. Trong lúc chúng ta tập trung quân trên bộ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm các đảo.
Hơn nữa, có khi chuyện này còn ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đấtnước ấy chứ. Chắc anh còn nhớ vụ Pháp, thông qua Tùy viên Quân sự -Tướng Vanusseme, định can thiệp với Đại tướng Dương Văn Minh - Tổngthống Việt Nam Cộng hòa cuối Tháng Tư năm 1975, về khả năng đưa quânTrung Quốc vào Việt Nam, chứ?
- Vâng.Nhưng tôi muốn hỏi thêm rằng lúc đó ý niệm về biển đảo của chúng ta có rõ ràng như hiện nay không, hay vẫn mơ hồ?
Ý thức rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam là bất di bấtdịch. Ngay cả thời gian trước khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, trên bản đồcủa họ đã vẽ rành rành cái đường lưỡi bò, và chúng tôi bên ngoại giao cóphản ứng lại họ, hỏi tại sao trên bản đồ của Trung Quốc lại vẽ đườnglưỡi bò. Họ mới giải thích, đấy là của bọn Quốc Dân Đảng vẽ thôi,chứ Đảng Cộng sản Trung không cho chuyện đó là nghiêm túc, nhưng cóđiều họ dứt khoát không bỏ cái đường lưỡi bò đi.
- Đường lưỡi bò có trên bản đồ của họ từ lúc đó?
Từ năm 1947, thời Quốc Dân Đảng, đường lưỡi bò bắt đầu xuất hiện trênbản đồ chính thức của Trung Quốc. Khi chính quyền cộng sản lên nắmquyền vào 1950, đường lưỡi bò vẫn tiếp tục tồn tại trên bản đồ cho đếnnay.
Nhân chuyện Hoàng Sa, tôi muốn hỏi ông về mối nghi ngờđây đó trong dân chúng rằng, khi đàm phán biên giới trên bộ, Việt Nam đãchịu mất đất. Với tư cách là người nghiên cứu kỹ Trung Quốc và quan hệViệt - Trung, ông có thể trả lời được không?
Tôi có thể khẳng định các thế hệ đàm phán của Việt Nam đều khôngbao giờ cắt đất cho Trung Quốc. Nhưng cũng còn những chuyện khác dohoàn cảnh lịch sử...
Ví dụ, có một thời gian để viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, mỗi đêmTrung Quốc có 500 chiếc ô tô để chở vũ khí, hàng hóa hay lương thực, nhuyếu phẩm cho Việt Nam, và những xe này phải về ngay trong đêm để khôngảnh hưởng đến chuyện khác.
Muốn vậy, phải làm đường cho tốt, và chỗ biên giới giáp nhau nếu làmtheo đúng biên giới Trung Quốc thì đường phải đi vòng, hoặc qua đèo lộisuối, nhưng để làm việc đó chúng ta đã để cho Trung Quốc được thuận tiệnlàm đường cho ngắn nhất, đơn giản nhất. Đến lúc sau này khi đàm phánvới Trung Quốc, họ bảo đường của họ đến đâu thì đất của họ ở đấy.(!)
Hay, trong thời gian đó, từ năm 1966, Trung Quốc tiến hành Cách mạngVăn hóa, một số người Trung Quốc trốn tránh đấu tranh áp bức của Hồng VệBinh truy đuổi, chạy sang Việt Nam, và chúng ta đã cho nương nhờ theonghĩa "đồng chí", cấp đất cho họ ở. Từ đó đến nay, làng xóm hình thành,mồ mả có, và khi đàm phán Trung Quốc nói dân của họ ở đâu thì đất TrungQuốc đến đấy.(!!!)
Vấn đề biên giới Trung - Việt chỉ có chuyện từ khi Trung Quốc tiếpđón Nixon năm 1972, và Việt Nam phản ứng dữ dội lại, từ đó Trung Quốcmới dùng vấn đề biên giới tác động. Chứ trước năm 1972, biên giới Trung -Việt cơ bản là biên giới hữu nghị và hòa bình.
Cám ơn ông cong ty bao ve .
Huỳnh Phan (thực hiện)
Liên hệ quảng cáo
Yahoo: langtukhongtingdau_900
Comments[ 0 ]