1. Các nguy cơ tai nạn lao động khi lợp mái
- Ngã cao khi tiến hành các công việc trên mái nhà như lợp mái, tháo dỡ mái, sửa chữa chống dột. Té ngã khi di chuyển, leo trèo trên mái nhà.
- Bể tôn fibro ximăng, tôn nhựa khi di chuyển trực tiếp trên mái lợp tôn fibrôximăng, tôn nhựa…..
- Rơi dụng cụ, vật tư từ trên cao xuống người làm việc bên dưới.
- Bị điện giật, phóng điện do vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao thế hoặc chạm vào đường dây điện
2. Điều kiện kỹ thuật an toàn
Điều 1: Chỉ những ai hội đủ các điều kiện sau mới được làm công việc trên mái:
- Có độ tuổi lao động phù hợp với qui định nhà nước .
- Có chứng nhận đủ sức khỏe của cơ quan y tế.
- Được đào tạo về nghề nghiệp và được chính thức giao làm công việc lợp mái.
- Được huấn luyện BHLĐ và có chứng chỉ kèm theo.
Điều 2: Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp phát theo chế độ. Đặc biệt chú ý kiểm tra dây đai an toàn (dây, móc, khóa) hàng ngày trước khi sử dụng.
Điều 3: Chỉ được làm việc trên mái sau khi đã đặt rào ngăn và biển cấm bên dưới xung quanh khu vực đang làm công việc đó để báo cho mọi người biết vùng nguy hiểm do vật liệu và dụng cụ có thể rơi xuống.
Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra ngoài mép mái theo hình chiếu bằng một khoảng cách 2m khi mái có độ cao không quá 7m và khoảng cách 3m khi mái có độ cao quá 7m.
Vị trí lợp mái nếu nằm sát đường dây điện cao thế phải biện pháp bảo đảm an toàn (cúp điện, đề phòng người và vật liệu vi phạm hành lang an tcàn điện cao thế) và biện pháp đó phải thông báo cho mọi người cùng biết.
Điều 4: Chỉ được làm việc trên mái sau khi đã kiểm tra kỹ tình trạng của xà gồ, cầu phong, litô và các phương tiện bảo đảm an toàn khác. Công nhân phải đeo dây đai an toàn và điểm buộc dây phải chắc chắn.
Mái có độ dốc trên 25o phải có thang gấp (xếp) đặt qua bờ nóc để bảo đảm an toàn khi đi lại. Thang phải dược cố định chắc chắn vào công trình và có bề rộng không nhỏ hơn 30 cm.
Điều 5: Chỉ được phép làm việc với các loại ngói, tấm lợp đáp ứng các yêu cầu kiểm tra về chất lượng theo qui định.
Điều 6: Khi chuyển các tấm kích thước lớn lên mái phải chuyển riêng từng tấm một, đặt ngay vào vị trí dành cho nó và cố định tạm theo yêu cầu của thiết kế.
Nếu sử dụng cẩu để chuyển cùng một lúc thì nhiều tấm lên mái thì phải sử dụng thiết bị chuyên dùng và qui định vị trí xếp đặt chúng trên mái sao cho bảo đảm an toàn.
Khi có gió lớn phải tạm ngừng công việc lợp mái, đặc biệt là công việc chuyển các tấm lợp lên mái.
Điều 7: Phải có biện pháp ngăn không cho dụng cụ đồ nghề lăn trượt xuống dưới khi đặt chúng trên mái (ví dụ dùng túi đựng).
Điều 8: Chỉ được đi lại trên mái lợp bằng các tấm fibro xi măng hoặc trên lớp bê tông bọt cách nhiệt của mái khi có thang hay ván lót.
Nghiêm cấm đi trực tiếp trên fibro xi-măng và bê tông bọt …
Điều 9: Lắp mái đua, tường chắn mái, bờ mái, máng nước, ống khói, ống thoát nước, bậu cửa trời … phải có giàn giáo hoặc giá đỡ đúng qui dịnh.
Điều 10: Cuối ca (hay giờ giải lao) khi kết thúc công việc lợp mái phải chú ý cố định các tấm lợp, thu dọn hết các vật liệu dụng cụ trước khi xuống đất.
Nếu xuống bằng thang phải kiểm tra độ ổn định của thang (độ nghiêng của thang so với mặt nằm ngang bằng 70o), nếu cần phải có người giữ chân thang và không cho phép người thợ xuống thang bằng cấch quay lưng về phía thang.
Điều 11: Phải làm vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
Nguồ (kiem-dinh.com)TaG: bao ve noi hoi với môi trường cong ty bao ve, lò hơi, nồi hơi đốt dầu, lò hơi đốt than, nồi hấp, dich vu thiet ke
Comments[ 0 ]